TIN TỨC CẬP NHẬT
-
THẢO DƯỢC VIỆT CHUNG MỘT TẤM LÒNG HƯỚNG VỀ ĐỒNG BÀO VÙNG BÃO
Thảo Dược Việt chung một tấm lòng hướng về đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi!
-
MERRY CHRISTMAS 2023
Thảo Dược Việt kính chúc toàn thể quý khách hàng, quý đối tác một mùa Giáng sinh an lành, hạnh...
-
TÂN NIÊN THẢO DƯỢC VIỆT - KHAI TRƯƠNG NĂM MỚI 2023
Tân niên Thảo Dược Việt - Khai trương năm mới 2023
-
SIRO HO ONG VÀNG CÙNG BẠN ĐI KHẮP MUÔN NƠI
Siro ho Ong Vàng xuất hiện ở tuyến xe buýt số 05 và tuyến xe buýt 602. Đi ngang nhớ check-in cùng Siro...
-
NÂNG CAO ĐỀ KHÁNG LÀ CÁCH PHÒNG BỆNH HIỆU QUẢ NHẤT
Hiện nay các cơ sở kinh doanh đã mở cửa trở lại. Việc di chuyển đi lại thường xuyên, tiếp xúc...
-
THẢO DƯỢC VIỆT RA MẮT ỨNG DỤNG ĐẶT HÀNG ONLINE
Thảo Dược Việt ra mắt ứng dụng đặt hàng online
-
THÔNG BÁO VỀ VIỆC PHÁT HIỆN HÀNG GIẢ SẢN PHẨM SIRO HO ONG VÀNG
Về việc phát hiện hàng giả sản phẩm Siro ho Ong Vàng
-
THẢO DƯỢC VIỆT TRAO QUÀ THĂM HỎI NGƯỜI LAO ĐỘNG NHÂN DỊP 30/04-01/05/2021
THẢO DƯỢC VIỆT TRAO QUÀ THĂM HỎI NGƯỜI LAO ĐỘNG NHÂN DỊP 30/04-01/05/2021
-
TIN TỨC: COVID VÀ NHỮNG CON SỐ ĐẦY KHỦNG HOẢNG
TIN TỨC: COVID VÀ NHỮNG CON SỐ ĐẦY KHỦNG HOẢNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TỨ VẤN HỖ TRỢ
Điện thoại: 028 3866 9800
Địa chỉ: 257/3 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
ĐĂNG KÝ GAME SHOW
NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ CẢM LẠNH
Thời tiết chuyển mùa, các bệnh lý về đường hô hấp cũng gia tăng ở trẻ em, nhất là bệnh cảm lạnh. Vì vậy, việc chăm sóc đúng cách khi bị cảm lạnh là vô cùng quan trọng.
Cảm lạnh thông thường là bệnh phổ biến ở trẻ em. Trẻ em dễ bị mắc bệnh hơn và triệu chứng thường kéo dài hơn người lớn. Có nhiều nguyên nhân gây cảm lạnh ở trẻ, trong đó thường gặp là virus, đây là 1 nhóm các triệu chứng gây ra bởi 1 số các loại virus khác nhau. Có trên 100 chủng khác nhau của Rhinovirus, là loại thường gây ra cảm lạnh nhất. Một số loại virus khác gây bệnh như: Enterovirus ( Echovirus và Coxsackievirus) và Coronavirus. Vì có rất nhiều loại virus gây cảm lạnh thông thường, nên trẻ có thể bị nhiều lần trong năm.
Cảm lạnh thông thường có thể xảy ra bất kỳ thời gian nào trong năm và cảm lạnh được truyền từ người này sang người khác, bằng tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc với virus trong môi trường, dễ lây nhất trong 2 - 4 ngày đầu.
Các ghi nhận cho thấy trẻ em dưới 6 tuổi trung bình từ 6 - 8 đợt cảm lạnh trong năm, có thể bị 1 lần/tháng. Khi mắc cảm lạnh với triệu chứng kéo dài trung bình 14 ngày. Những trẻ đi nhà trẻ dường như bị cảm lạnh nhiều hơn trẻ chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, khi trẻ đi học tiểu học chúng lại bị cảm lạnh ít hơn, có lẽ vì đã có hệ miễn dịch tốt hơn.
Cảm lạnh thông thường là bệnh phổ biến ở trẻ em. Ảnh minh hoạ.
Biểu hiện trẻ khi bị cảm lạnh
Thông thường biểu hiện trẻ bị cảm lạnh xuất hiện sau 1 - 2 ngày phơi nhiễm. Ở trẻ em, ngạt mũi là biểu hiện nổi bật. Ở 3 ngày đầu biểu hiện phổ biết là trẻ cũng có thể sổ mũi nước trong, vàng hoặc xanh; sốt (nhiệt độ cao hơn 38 độ C) .
Các biểu hiện khác bao gồm: Trẻ đau họng, ho, quấy, khó ngủ, và giảm sự thèm ăn. Niêm mạc mũi có thể đỏ và sưng, hạch bạch huyết ở cổ có thể hơi to.
Các biểu hiện cảm lạnh thường nghiêm trọng nhất trong 10 ngày đầu. Tuy nhiên, một số trẻ có biểu hiện chảy mũi, ngạt mũi và ho trên kéo dài trên 10 ngày.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cảm lạnh
Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ thường có tâm lý chung là rất lo lắng và tìm đủ mọi cách với hy vọng trẻ sẽ khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, một số sai lầm trong việc chăm sóc khiến tình trạng bệnh có thể trở nên nguy hiểm. Những việc làm không đúng bao gồm:
- Kiêng khem quá mức
Khi trẻ ho không cho ăn tôm, cua hay những loại động vật có vỏ cứng, vì nghĩ rằng trẻ sẽ bị kích thích và ho nhiều hơn, thậm chí kiêng cả thịt bò, thịt gà. Điều này hoàn toàn không chính xác, vì chỉ những trường hợp trẻ thật sự bị dị ứng mới cần phải kiêng ăn. Cha mẹ nên cho con ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo cho trẻ uống đủ nước.
- Không cho uống sữa vì sợ trẻ dễ bị nôn
Khi trẻ ốm và ho, cha mẹ không cho trẻ uống sữa vì cho rằng điều này khiến trẻ bị nôn ói. Tuy nhiên, khi sữa vào trong dạ dày sữa sẽ bị vón cục lại, nên sữa không phải là nguyên nhân khiến trẻ bị ho trào đờm và gây nôn mửa. Trong trường hợp này, cha mẹ nên chia các bữa ăn uống thành nhiều cữ nhỏ hơn, tránh trào ngược thức ăn gây khó chịu cho trẻ.
- Không dùng quạt sợ trẻ bị lạnh hoặc mở máy lạnh cả ngày
Khi trẻ cảm lạnh, ho, cha mẹ sợ trẻ bị nặng thêm nên không cho trẻ dùng quạt hoặc dùng điều hòa, có cha mẹ lại cho trẻ dùng điều hòa cả ngày để trẻ dễ chịu. Điều này không hẳn đúng, cha mẹ cần sử dụng máy lạnh, quạt như bình thường, nhất là khi trẻ ho trong thời điểm giao mùa, nắng mưa thất thường. Chỉ cần không cho trẻ ở trong phòng máy lạnh quá 3 giờ, không bật nhiệt độ dưới 27 độ C. Nếu dùng quạt thì dùng ở chế độ tản gió đều khắp phòng và ở mức độ nhẹ nhất để tránh trẻ lạnh hơn.
Cảm lạnh là vấn đề thường gặp ở trẻ, khi trẻ có biểu hiện cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám. Ảnh minh hoạ.
- Lạm dụng thuốc
Khi trẻ cảm lạnh có các biểu hiện ho, sổ mũi, cha mẹ vội vàng mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống. Đây là sai lầm thường gặp, vì trên thực tế trẻ bị cảm lạnh thông thường thì không cần dùng kháng sinh, vì kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn. Dùng kháng sinh không đúng mục đích sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí còn khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, dị ứng thuốc...
Tương tự, thấy trẻ cảm lạnh hơi ấm ấm sốt, cha mẹ cho trẻ uống hạ sốt trong khi thuốc hạ sốt chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên. Việc dùng thuốc hạ sốt như thuốc cảm là không cần thiết, điều này sẽ làm trẻ dễ toát mồ hôi và cảm lạnh hơn.
Mặt khác, việc lạm dụng thuốc ho, sổ mũi cũng vậy, khi trẻ cảm lạnh thường có biểu hiện ho, sổ mũi và việc sử dụng thuốc khi trẻ khó chịu, biếng ăn, khó ngủ... là rất hay gặp. Nhiều cha mẹ có thói quen tự mua thuốc hoặc tiện dùng thuốc của người lớn chia ước lượng, điều này dẫn đến nguy hại cho trẻ.
Việc sử dụng thuốc ho cho trẻ cũng cần sự tư vấn của thầy thuốc và nếu cần thì cha mẹ lưu ý lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tốt nhất không tùy tiện dùng thuốc mà cần sử dụng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc làm bệnh nặng hơn.
( Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/nhung-sai-lam-can-tranh-khi-cham-soc-tre-bi-cam-lanh-16923032510455617.htm )
Các bài viếc liên quan:
- »» CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 08/03 (07.03.2023)
- »» TÂN NIÊN THẢO DƯỢC VIỆT - KHAI TRƯƠNG NĂM MỚI 2023 (27.01.2023)
- »» CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2023 (03.01.2023)
- »» THỜI TIẾT CHUYỂN MÙA, BỆNH NHI NHẬP VIỆN TĂNG ĐỘT BIẾN (25.11.2022)
- »» CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 (18.11.2022)
- »» SIRO HO ONG VÀNG CÙNG BẠN ĐI KHẮP MUÔN NƠI (07.09.2022)
- »» CÁC VITAMIN HỖ TRỢ TĂNG ĐỀ KHÁNG CHO ĐƯỜNG HÔ HẤP KHI GIAO MÙA (31.08.2022)
- »» CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG CHỈ CÁCH CÂN BẰNG HỆ VI SINH ĐƯỜNG RUỘT PHÒNG NGỪA CÁC RỐI LOẠN TIÊU HÓA (21.05.2022)