TIN TỨC CẬP NHẬT
-
TÂN NIÊN THẢO DƯỢC VIỆT - KHAI TRƯƠNG NĂM MỚI 2023
Tân niên Thảo Dược Việt - Khai trương năm mới 2023
-
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2023
Nhân dịp năm mới, Thảo Dược Việt kính chúc toàn thể Quý khách hàng một năm mới an khang - thịnh...
-
NÂNG CAO ĐỀ KHÁNG LÀ CÁCH PHÒNG BỆNH HIỆU QUẢ NHẤT
Hiện nay các cơ sở kinh doanh đã mở cửa trở lại. Việc di chuyển đi lại thường xuyên, tiếp xúc...
-
CHƯƠNG TRÌNH MỪNG XUÂN NHÂM DẦN PHÚC LỘC NGẬP TRÀN
Nhằm tạo không khí sôi động đón chào xuân mới Nhâm Dần, công ty TNHH Thảo Dược Việt mang đến...
-
THẢO DƯỢC VIỆT RA MẮT ỨNG DỤNG ĐẶT HÀNG ONLINE
Thảo Dược Việt ra mắt ứng dụng đặt hàng online
-
THÔNG BÁO VỀ VIỆC PHÁT HIỆN HÀNG GIẢ SẢN PHẨM SIRO HO ONG VÀNG
Về việc phát hiện hàng giả sản phẩm Siro ho Ong Vàng
-
NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC VÀ SAU KHI TIÊM VACCIN COVID-19
Những lưu ý trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19 là gì?
-
THẢO DƯỢC VIỆT TRAO QUÀ HỖ TRỢ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN TRONG ĐỢT DỊCH COVID-19
Thảo Dược Việt trao quà hỗ trợ cán bộ công nhân viên trong đợt dịch Covid-19
-
5 LƯU Ý QUAN TRỌNG SAU TIÊM VACCIN COVID-19
Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng; luôn...
-
TỦ THUỐC GIA ĐÌNH MÙA DỊCH
Điểm danh xem tủ thuốc gia đình bạn đã có đủ các loại này để tăng sức đề kháng cho cơ thể...
-
PHÒNG DỊCH TẠI NHÀ
Nói một cách đơn giản, khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây...
-
SÁT KHUẨN VÙNG HỌNG - "CHỐT CHẶN" VIRUS
Cũng giống như các loại virus gây viêm đường hô hấp khác SASR-CoV-2 có cơ chế nhiễm và gây bệnh...
-
10 ĐIỀU LƯU Ý DÀNH CHO F1 KHI CÁCH LY TẠI NHÀ
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM đưa ra 10 điều F1 cần lưu ý và phải tuân thủ trong thời gian...
-
LY CHANH GỪNG NÓNG GIẢI CẢM MÙA DỊCH
Ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và uống nhiều nước có thể cung cấp các dưỡng chất thiết...
-
BIỆT ĐỘI GIẢM HO HIỆU QUẢ CHO CẢ GIA ĐÌNH
Gia đình mình đã trang bị hết tất cả các sản phẩm làm dịu cơn ho, giảm đau rát cổ họng cho...
-
ĂN GÌ ĐỂ BỔ SUNG DINH DƯỠNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
Ăn gì để tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại COVID-19 là mối quan tâm của nhiều người...
-
NẾU TRỞ THÀNH F0, TÔI CẦN MANG GÌ ĐẾN BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN?
Các vật dụng vô cùng cần thiết để mang theo đi cách ly tại bệnh viện dã chiến.
-
THẢO DƯỢC VIỆT TRAO XE LẦN 3 CHO QUẢN LÝ VÙNG
Ngày 06/05/2021, Thảo Dược Việt đã tổ chức Lễ trao xe lần thứ 3 cho Quản Lý Vùng để ghi nhận...
-
TỦ THUỐC CHO GIA ĐÌNH MÙA HO CẢM
Bạn biết không, mùa mưa sắp tới rồi đấy! Các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển mạnh trong...
-
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: LẬP BIÊN BẢN XỬ PHẠT 6 NGƯỜI KHÔNG ĐEO KHẨU TRANG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: LẬP BIÊN BẢN XỬ PHẠT 6 NGƯỜI KHÔNG ĐEO KHẨU TRANG
-
THẢO DƯỢC VIỆT TRAO QUÀ THĂM HỎI NGƯỜI LAO ĐỘNG NHÂN DỊP 30/04-01/05/2021
THẢO DƯỢC VIỆT TRAO QUÀ THĂM HỎI NGƯỜI LAO ĐỘNG NHÂN DỊP 30/04-01/05/2021
-
TIN TỨC: COVID VÀ NHỮNG CON SỐ ĐẦY KHỦNG HOẢNG
TIN TỨC: COVID VÀ NHỮNG CON SỐ ĐẦY KHỦNG HOẢNG
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TỨ VẤN HỖ TRỢ
Điện thoại: 028 3866 9800
Địa chỉ: 257/3 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
ĐĂNG KÝ GAME SHOW
BẢO VỆ LÁ GAN, NÊN ĂN VÀ NÊN TRÁNH THỰC PHẨM NÀO?
Bảo vệ lá gan, nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?
Có những loại thực phẩm theo thời gian sẽ gây tổn hại tới lá gan của chúng ta, ngược lại cũng có những loại thực phẩm giúp bảo vệ gan. Bài viết cung cấp thông tin ăn gì tốt cho gan và ăn gì hại gan?
Nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gan đều có thể chủ động phòng ngừa được.
Việc ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc, tăng cường chức năng gan là vô cùng cần thiết trong việc bảo vệ lá gan của con người. Trong đó vai trò của dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khoẻ lá gan.
Tiến sĩ người Pháp Ibrahim Hanouney, tác giả cuốn "Tôi thải độc gan và bảo vệ trái tim của mình", đã chỉ ra 5 dưỡng chất bảo vệ lá gan mà mọi người nên đưa vào chế độ ăn uống thường ngày để tăng cường sức khỏe cho gan.
Đồng thời, tác giả cũng đưa ra danh sách những thực phẩm bạn nên hạn chế để giữ cho lá gan khoẻ mạnh.
Hãy thay thế muối bằng các loại gia vị trong chế biến món ăn hàng ngày.
1. Ăn gì tốt cho gan?
1.1 Lợi khuẩn
Những vi khuẩn tốt này đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe đường tiêu hóa, trong đó có lá gan. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng thường xuất hiện ở những người gan nhiễm mỡ hoặc xơ gan.
Vì vậy để bảo vệ gan bạn nên tăng cường tiêu thụ các sản phẩm chứa nhiều lợi khuẩn bao gồm sữa chua, kefir và các sản phẩm lên men như tương miso hoặc dưa cải bắp…
Cá nhiều dầu chứa omega -3 giúp bảo vệ gan.
1.2 Omega-3
Những phụ nữ tiêu thụ nhiều omega-3 hơn có hệ vi sinh vật đường ruột đa dạng hơn, do đó sức khỏe đường tiêu hóa tốt hơn.
Ngoài ra, axit béo omega-3 còn làm giảm nồng độ lipid trong máu, do đó làm giảm nguy cơ xơ hóa gan. Omega-3 có chủ yếu trong cá nhiều dầu, quả óc chó, hạt lanh hoặc các loại hạt có vỏ cứng…
1.3 Vitamin E
Chất chống oxy hóa này bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do nên có lợi cho gan, hạn chế sự tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ.
Tuy nhiên, để không vượt quá liều khuyến cáo 12mg mỗi ngày (đặc biệt nếu bạn bị rối loạn đông máu hoặc các bệnh tim mạch), tốt hơn nên ưu tiên các nguồn tự nhiên của vitamin E. Vitamin E có trong dầu thực vật, các loại hạt vỏ cứng, ngũ cốc nguyên hạt và lòng đỏ trứng…
Các loại dầu thực vật có lợi cho gan.
1.4 Các loại gia vị
Cà ri, nghệ, ớt bột có tác dụng tốt cho gan vì tính chất chống oxy hóa và nhờ khả năng kích thích các enzym thải độc. Trong thực đơn hàng ngày, đừng ngần ngại thay thế muối vốn không tốt cho gan bằng các loại gia vị, rau thơm…
1.5 Trà xanh
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà xanh vừa phải (một tách mỗi ngày) làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gan (xơ hóa, viêm gan siêu vi hoặc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu) do hàm lượng polyphenol hạn chế những thương tổn do DNA gây ra và giảm nồng độ lipid trong máu.
Tuy nhiên, lưu ý không lạm dụng vì trà xanh có thể gây ra những tác dụng phụ như làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, gây mất ngủ, làm căng thẳng, hoa mắt, chóng mặt…
2. Những thực phẩm ần tránh để bảo vệ lá gan của bạn
2.1 Dùng ít muối
Khi bạn nấu ăn, hãy thay thế muối bằng các hương liệu gia vị của món ăn. Các loại gia vị này giúp bạn sử dụng ít muối hơn và chúng cũng có lợi cho gan do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.
2.2 Tránh ngũ cốc đã qua chế biến
Tất cả các loại ngũ cốc đã qua chế biến (bánh mì, mì ống), thậm chí khoai tây đều có chỉ số đường huyết cao khiến gan phải làm việc nhiều hơn. Các loại thực phẩm này kích thích sản xuất insulin, thúc đẩy quá trình tích tụ mỡ trong gan. Vì vậy chúng ta nên ưu tiên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, ngô, kê...
2.3 Sử dụng đồ ăn chứa chất béo không bão hòa
Quá nhiều chất béo bão hòa có thể tạo ra chứng viêm cho gan, dần dần tiến triển thành bệnh gan nhiễm mỡ. Theo thời gian, gan có thể bị tổn thương, hoạt động sai chức năng, thậm chí dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy tiêu thụ các chất béo không bão hòa đơn (quả bơ, dầu ô liu, các loại hạt vỏ cứng và các loại hạt…), omega 3, axit béo không bão hòa đa (dầu hạt cải, cải xoong, cá béo...), vì chúng không gây ra viêm nhiễm cho gan.
2.4 Giảm lượng đường
Khi gan nhận được lượng đường dư thừa, nó sẽ lưu trữ chúng dưới dạng các tế bào mỡ. Trong thực tế hạn chế các sản phẩm chế biến quá kỹ (nước sốt, nước ngọt, các món ăn công nghiệp, v.v.), giàu đường (sirô ngô, maltodextrin, v.v.). Không tiêu thụ quá 25g đường mỗi ngày. Hãy kiểm tra xem có bao nhiêu gram đường đang ẩn náu trong các món ăn yêu thích của bạn.
Cẩn thận với các món ăn chứa nhiều đường gây bất lợi cho gan.
2.5 Hạn chế rượu
Rượu được chuyển hóa trong gan thành acetaldehyde, một chất độc có tác dụng phá hủy màng tế bào. Uống rượu cũng dẫn đến tăng sản xuất axit lactic và tích tụ chất béo trong gan. Trên thực tế hãy giới hạn bản thân uống 2 ly rượu mỗi ngày, và không nên uống rượu hàng ngày!
2.6 Tránh vận động quá ít
Giờ đây, khi việc giãn cách đã được dỡ bỏ, chúng ta đã được di chuyển mà không cần giấy phép, hãy tranh thủ những lúc nghỉ ngơi trong ngày để đi bộ từ 15 đến 20 phút. Điều này sẽ tránh được việc lưu trữ chất béo trong gan do lối sống ít vận động.
(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/bao-ve-la-gan-nen-an-va-nen-tranh-thuc-pham-nao-16921111215592612.htm)
Các bài viếc liên quan:
- »» BỔ SUNG VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT CHỦ ĐỘNG (09.11.2021)
- »» BỘ Y TẾ HƯỚNG DẪN TRƯỜNG HỢP TRẺ ĐỦ ĐIỀU KIỆN , TRÌ HOÃN, THẬN TRỌNG TIÊM VACCINE PHÒNG COVID-19 (01.11.2021)
- »» BỘ GDĐT NÓI GÌ VỀ VIỆC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TIÊM VACCINE CHO TRẺ EM TỪ 12-17 TUỔI? (26.10.2021)
- »» CHÚC MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10 (20.10.2021)
- »» CHUẨN BỊ GÌ CHO TRẺ TRƯỚC KHI TIÊM VACCINE COVID-19 (18.10.2021)
- »» VINH DANH NHÂN VIÊN XUẤT SẮC 3 THÁNG CHỐNG DỊCH COVID-19 (09.10.2021)
- »» MỪNG SINH NHẬT THẢO DƯỢC VIỆT LẦN THỨ 9 (06.10.2021)
- »» THẢO DƯỢC VIỆT RA MẮT ỨNG DỤNG ĐẶT HÀNG ONLINE (04.10.2021)