The Last of us The Last of us The Last of us The Last of us The Last of us

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

TỨ VẤN HỖ TRỢ

  • Điện thoại: 028 3866 9800

  • Địa chỉ: 257/3 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

ĐĂNG KÝ GAME SHOW





Taurine-acid amin thiết yếu trong cơ thể

Taurine hay còn gọi là 2-aminoethanesulfonic axit là một loại amino axit tìm thấy trong cơ thể con người. Amino axit này thường tập trung ở não, tim và cơ bắp có vai trò quan trọng trong việc phát triển não và võng mạc (mắt). Về cơ bản, Taurine giúp quá trình chuyển các ion Natri, Kali, và có thể thêm Canxi, magie vào và ra khỏi tế bào và để ổn định điện tích màng tế bào.

Một chức năng quan trọng nữa của Taurine là khử độc, kháng ôxy hóa. Taurine cần để quá trình hấp thu và hòa tan mỡ được hiệu quả.  Nhiều nghiên cứu còn cho thấy Taurine có vai trò quan trọng trong phát triển thận và cải thiện nhiều tình trạng bệnh thận, tim mạch, bệnh tiểu đường… Taurine còn cho thấy có tác dụng bảo vệ với chứng viêm ruột.

Vai trò của taurine:

Người lớn:

 Taurine giúp điều hòa nhịp tim, cải thiện chức năng tim, phòng chống các bệnh về tim mạch.

- Taurine có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố gây hại, đào thải các tế bào chết, các chất độc ra khỏi cơ thể.

- Điều tiết lượng đường trong máu, nhờ đó kiểm soát và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

- Taurine còn hỗ trợ trong việc điều trị động kinh, phục hồi sức lực, cải thiện hiệu suất làm việc của cơ thể.

 

taurine có nhiều trong thịt đỏ

Taurine có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật

Trẻ em:

Taurine, cùng DHA và Choline là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ, đặc biệt là ở giai đoạn mới chào đời. Lượng Taurine tập trung ở não bộ trẻ nhiều gấp 4 lần so với người lớn.

-Trẻ sơ sinh thiếu Taurine dễ bị tổn thương võng mạc, suy yếu thị lực và nghiêm trọng hơn có thể mất khả năng nhìn.

Taurine có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật, như thịt heo, tim heo, thịt bò, thịt gà và các loại cá như cá thu, cá hồi, hải sản: tôm, cua, mực…

- Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất bổ sung Taurine cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, lượng Taurine trong sữa mẹ sẽ giảm dần sau khi sinh.

Taurine có nhiều trong thực phẩm động vật giàu đạm như các loại thịt đỏ (heo, bò…), hải sản… Những người ăn chay trường, người áp dụng chế độ ăn kiêng do bệnh lý hay do muốn giữ dáng vóc… đều có nguy cơ bị thiếu Taurine. Các thực phẩm cung cấp Taurine thường giàu chất béo no và cholesterol, nên những người phải kiêng thịt đỏ và chất béo như bệnh nhân tim mạch, tiểu đường, huyết áp, rối loạn lipid máu… đều có khả năng bị thiếu Taurine từ chế độ ăn. Ngoài ra, Taurine là một trong hỗn hợp 20 axit amin, nên nếu tăng thức ăn giàu đạm để cung cấp đủ Taurine cho những người có nhu cầu cao, có khi lại làm tăng lượng đạm khẩu phần kéo theo sự tăng hoạt động gan thận để chuyển hóa chất đạm.

Hiện nay, Taurine được bổ sung vào khá nhiều thực phẩm và chế độ ăn cho các đối tượng khác nhau, nhất là những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt Taurine do nhu cầu tăng cao như phụ nữ mang thai, trẻ em đang tăng trưởng, người hoạt động trí não và sử dụng thị lực liên tục... Do bản chất là chất đạm, nên việc bổ sung này thường an toàn và có hiệu quả cao. Liều trung bình được khuyến cáo vào khoảng 50mg/kg/ngày, không quá 1g/ngày ở trẻ em và 2g/ngày ở người lớn. Điều cần lưu ý là, một mình Taurine không thể làm nên sự minh mẫn cho não bộ và sự tinh tường cho đôi mắt. Bổ sung Taurine chỉ phát huy tác dụng tốt nhất trên nền tảng tình trạng dinh dưỡng tốt, chế độ ăn cân đối, chế độ sinh hoạt, học tập đều đặn, khỏe mạnh và hợp lý.