The Last of us The Last of us The Last of us The Last of us The Last of us

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

TỨ VẤN HỖ TRỢ

  • Điện thoại: 028 3866 9800

  • Địa chỉ: 257/3 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

ĐĂNG KÝ GAME SHOW





Đinh lăng-nhân sâm của người nghèo

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa L.Harras thuộc họ Nhân sâm. Trong dân gian, cây đinh lăng còn có tên gọi là cây Gỏi cá, cây Nam dương sâm. Đây là loại cây cảnh khá phổ biến được trồng theo nhiều gia đình. Không chỉ được dùng để làm rau sống, đinh lăng còn là một vị thuốc với công dụng bồi bổ sức khỏe và chữa được nhiều chứng bệnh.

Cây đinh lăng có hơn 30 loại nhưng thường gặp nhất là các loại sau:

  • Đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp)
  • Đinh lăng lá to (đinh lăng tẻ)
  • Đinh lăng lá nhuyễn (lá kim)
  • Đinh lăng lá ráng
  • Đinh lăng lá tròn
  • Đinh lăng viền bạc
  • Đinh lăng lá răng

Cây đinh lăng lá nhỏ được ưa chuộng hơn cả bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Lá cây được dùng để sắc thuốc, ngâm rượu hoặc dùng ở dạng bột khô để chữa ho, lợi sữa, chữa kiết lỵ, làm thuốc tăng lực, chữa chứng suy nhược cơ thể…

 

Đinh lăng- cây thuốc quý

Đinh lăng còn có tên là cây gỏi cá

Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát giúp thông huyết mạch, tăng cường sinh lực, bồi bổ khí huyết, cơ thể dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Trong rễ đinh lăng có chứa saponin, nhiều sinh tố B1 và 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Nhờ những dưỡng chất này mà đinh năng có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng sức đề kháng của cơ thể.

Trong cây Đinh lăn có chứa rất nhiều các thàn phần hóa học có lợi cho sức khỏe bào gồm: Các alcaloid, vitamin B1, Flavonoid, glucozid, acid amin quan trọng

Cây đinh lăng có nhiều tác dụng như:

  • Rễ làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
  • Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
  • Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.
  • Chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa, bênh thận
  • Có tác dụng lợi sữa, ta mồ hôi trộm

Đinh lăng trị bệnh gì?

  •  Giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bị dị ứng: Chuẩn bị khoảng 150 – 200g lá đinh lăng tươi, 200ml nước. Nấu sôi nước rồi cho lá đinh lăng vào, đợi sôi lại rồi mở nắp, đảo đều lá đinh lăng. Đợi sôi được 5 – 7 phút thì chắt lấy nước uống. Sau đó đổ tiếp thêm 200ml nước vào phần lá đinh lăng lúc nãy, nấu sôi lại nước thứ hai. Làm tương tự như lần thứ nhất.
  • Chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Lấy rễ cây đinh lăng đem sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. Rễ cây đinh lăng đem thái nhỏ, phơi ở chỗ râm mát, thoáng gió để đảm bảo mùi thơm của dược liệu và bảo đảm hoạt chất của rễ.
  • Bồi bổ cho sản phụ: Phụ nữ sau khi sinh cơ thể còn yếu nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt hoặc cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Cần chuẩn bị lá đinh lăng tươi 200g, đem rửa sạch để ráo. Khi nấu canh thịt, bỏ lá đinh lăng vào cuối cùng nấu sôi cho đinh lăng vừa chín tới, rồi ăn nóng, không nên để sôi lâu sẽ bị mất chất.
  • Thông tia sữa, căng vú: Khi phụ nữ mới sinh con xong mà bị mất sữa có thể dùng bài thuốc sau: Chuẩn bị 40g rễ đinh lăng, 3 lát gừng tươi, 500ml nước. Đem đun sôi hỗn hợp rồi sắc còn 250ml nước. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày, uống khi nước còn nóng.

Nguồn: tổng hợp