The Last of us The Last of us The Last of us The Last of us The Last of us

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

TỨ VẤN HỖ TRỢ

  • Điện thoại: 028 3866 9800

  • Địa chỉ: 257/3 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

ĐĂNG KÝ GAME SHOW





Táo bón ở trẻ em và cách phòng tránh

Táo bón là tình trạng đi tiêu không thường xuyên (<3 lần/ tuần) hoặc đi tiêu đau, khó khăn, có thể gây khó chịu, căng thẳng cho bệnh nhi và gia đình. 

Nguyên nhân làm trẻ bị táo bón

Trẻ không được bú mẹ: sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất đối với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vì có hocmon motilin làm tăng nhu động ruột của trẻ, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn

Thức ăn của trẻ không đủ chất xơ: nguồn chất xơ sẽ giúp giữ nước trong ruột già và giúp thức ăn tiêu hóa thuận lợi hơn. Nếu trẻ ăn nhiều chất đạm, quá ít chất xơ, sẽ dẫn tới tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài.

Không cung cấp đủ nước: trẻ uống ít nước hoặc cha mẹ không khuyến khích trẻ uống đủ lượng nước cần thiết cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nhỏ bị táo bón.

Trẻ không có thói quen đi ngoài đúng giờ: một số bà mẹ không rèn thói quen đi đại tiện (đi ngoài) cho trẻ theo khung giờ nhất định trong ngày, trẻ ham chơi nín nhịn việc đi đại tiện hoặc khi tới lớp, trẻ sợ cô giáo la mắng không dám xin đi đại tiện nên kìm nén về nhà mới đi. Lâu dần, trẻ không có cảm giác buồn đi đại tiện, không có phản xạ đi đại tiện dẫn tới tình trạng táo bón.

Lạm dụng thuốc: những trẻ hay bị đau ốm, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm đường hô hấp cấp tính… cần phải chữa trị trong một thời gian dài, sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, uống nhiều kháng sinh… cũng dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa và táo bón.

Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ mà các bậc phụ huynh cần chú ý bao gồm dị tật bẩm sinh như: phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn.

Táo bón ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ ăn nhiều chất đạm, quá ít chất xơ, sẽ dẫn tới tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài.

Những biện pháp phòng ngừa táo bón ở trẻ

Khuyến cáo việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, người mẹ nên cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt nếu trẻ còn bú mẹ vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ nhỏ, sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt và phòng chống hiệu quả chứng táo bón.

Nếu người mẹ đang nuôi trẻ bằng sữa công thức nên chú ý pha sữa đúng cách và đúng tỉ lệ theo sự khuyến cáo của nhà sản xuất. Giữ vệ sinh bình sữa tuyệt đối để phòng ngừa những căn bệnh lây qua đường tiêu hóa và bổ sung lượng nước uống cần thiết giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.

Trẻ lớn đã ăn dặm nên cho trẻ ăn dặm đúng cách theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bổ sung đủ lượng chất xơ cho trẻ từ các loại trái cây tươi, nhất là mận, táo, lê… là những loại nước ép rất tốt cho việc tiêu hóa, tăng cường cho trẻ việc ăn các loại rau xanh đậm màu như: bồ ngót - rau dền - rau đay - rau mồng tơi… để bổ sung thêm lượng chất xơ cần thiết cho trẻ.

Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên phù hợp với lứa tuổi, trẻ nhỏ phụ huynh nên xoa bóp (massage) vùng bụng cho trẻ, để giúp tăng nhu động ruột sẽ làm trẻ dễ tiêu hóa.

Tập cho trẻ thói quen đi ngoài đúng giờ và tạo cho trẻ không khí thật thoải mái khi đi vệ sinh để trẻ không còn tâm lý “sợ đi tiêu” giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả hơn.

Trẻ bị táo bón nghiêm trọng và thường xuyên (trên 3 ngày không đi tiêu và tiêu rất khó khiến trẻ quấy khóc nhiều), phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để bác sĩ cho trẻ dùng thuốc và phải có sự theo dõi chặt chẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Theo suckhoedoisong.vn