The Last of us The Last of us The Last of us The Last of us The Last of us

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

TỨ VẤN HỖ TRỢ

  • Điện thoại: 028 3866 9800

  • Địa chỉ: 257/3 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

ĐĂNG KÝ GAME SHOW





Đề kháng với kháng sinh

Cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự lạm dụng thuốc kháng sinh là hạn chế kê thuốc kháng sinh khi không cần thiết. Điều nghịch lý là có nhiều bệnh nhân lại muốn bác sĩ phải kê toa kháng sinh dù rằng căn bệnh mà bệnh nhân mắc phải bị gây ra do virus chứ không phải do vi khuẩn (cần nhớ là kháng sinh chỉ có thể diệt vi khuẩn, còn các bệnh do virus gây ra nếu dùng kháng sinh không có hiệu quả).

Về phần bệnh nhân, khi sử dụng kháng sinh phải tuân thủ đúng liều lượng bác sĩ đã chỉ định, có nhiều bệnh nhân thấy sức khỏe đã cải thiện, tưởng rằng đã hết bệnh nên bỏ ngang thuốc đã được bác sĩ kê toa. Vi khuẩn đã đề kháng kháng sinh cũng như sự đề kháng kháng sinh cũng có thể truyền từ người này sang người khác và sự lan truyền này ngày càng phổ biến.

Để hạn chế việc đề kháng kháng sinh thì cần hạn chế sử dụng kháng sinh. Vì vậy cần bảo vệ sức khỏe để tránh bệnh tật, giữ gìn vệ sinh nhằm làm cho các vi khuẩn không còn nơi nương tựa. Nhà cửa cũng phải vệ sinh vì vi khuẩn dễ đề kháng như staph, strep, E. coli thường “đóng quân ở những nơi ẩm ướt như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh… 

Tình trạng đề kháng kháng sinh đang diễn ra ngày càng nhiều. Tại Úc, không một nhà thuốc nào dám bán kháng sinh cho khách hàng nếu không có toa bác sĩ, trừ một vài loại kháng sinh đã được cơ quan y tế Úc chỉ định cho dược sĩ được quyền cấp cho bệnh nhân trong những trường hợp khẩn cấp.

Hạn chế kê thuốc kháng sinh khi không cần thiết

Tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh ở Việt Nam

Trình bày báo cáo tại Hội nghị sơ kết giai đoạn I thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Cục kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, toàn cầu tiêu thụ 100.000 đến 200.000 tấn kháng sinh/năm; ở Mỹ 17.000 tấn và châu Âu 12.000 tấn/năm. Trong khi đó, ở Việt Nam sử dụng trong thú y là 60% và người là 40% và thủy sản 1%.

Phân tích kỹ về điều này, TS. Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh: “Tình trạng sử dụng kháng sinh ở Việt Nam đang ở mức báo động. 75% lượng thuốc kháng sinh tại Việt Nam được dùng trong nông nghiệp (thế giới 60%). Một ví dụ rất cụ thể là ở Việt Nam sử dụng từ 700g đến 3,3kg kháng sinh/tấn cá, cao hơn thế giới 33 lần. Thuốc kháng sinh ở Việt Nam được sử dụng liên tục, không theo hướng dẫn, sử dụng chất cấm và chất khuyến cáo không nên sử dụng.

Tại Việt Nam, vấn đề kháng kháng sinh đang ngày càng trầm trọng bởi việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài (bác sĩ kê đơn không phù hợp); lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt và đặc biệt là thói quen mua kháng sinh không cần đơn của một bộ phận người dân. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88% (thành thị) và 91% (nông thôn). Tỷ lệ kháng với kháng sinh carbapenem-nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay lên đến 50%, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm. Tỷ lệ này của vi khuẩn E.coli tại nước ta lên đến 9%, cao thứ hai trong số 26 nước có báo cáo.

Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Với những nước đang phát triển như ở Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh ký nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.

Bộ Y tế vào cuộc

Trước thực tế này, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế, đặc biệt là người kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc. Mục tiêu đề án phấn đấu đến năm 2020, đạt 100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc.

Ngày 13-11-2017, bắt đầu Tuần lễ nhận thức về việc sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động. Hưởng ứng sự kiện này, Bộ Y tế và Tổ chức Y thế Thế giới tại Việt Nam phối hợp với bộ, ngành liên quan đã tổ chức lễ phát động cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.

Ba thông điệp được đưa ra tại lễ phát động là: Chỉ sử dụng kháng sinh khi có bác sĩ kê đơn; Không sử dụng lại kháng sinh và không chia sẻ kháng sinh cho người khác; Hãy giữ cho mình một cơ thể khỏe mạnh, tránh những môi trường nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, để đối phó với tình trạng kháng thuốc không chỉ cần thay đổi thái độ, nhận thức người tiêu dùng, hay sự quản lý của ngành y tế, mà còn cần sự phối hợp từ nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, môi trường… bởi việc sử dụng tràn lan kháng sinh trong trồng trọt và chăn nuôi chính là một cách đưa kháng sinh bị động vào con người và là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng kháng kháng sinh ở người.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm trên thế giới có 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Nếu tình trạng này không được sớm kiểm soát, con số có thể tăng lên 10 triệu người vào năm 2050. 

Ngành y tế kêu gọi mỗi người đều cần có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng kháng sinh, người sử dụng không tự ý uống kháng sinh, người bán thuốc không bán khi không có đơn, người chăn nuôi không sử dụng kháng sinh tràn lan. Có như vậy mới có thể đẩy lùi tình trạng kháng thuốc nói chung, kháng kháng sinh nói riêng đang đe dọa đến sức khỏe cộng đồng./.

 

Theo tạp chí cộng sản